Động cơ xe Hybrid và xe điện hiện đang có giá cao do sử dụng nam châm vĩnh cửu được cấu tạo bởi 27% kim loại đất hiếm-một nguyên liệu hiếm và đắt. Theo nhóm nghiên cứu NIMS, tỷ lệ các nguyên tố neodymiun (Nd), sắt (Fe) và nitơ (N) có trong thép từ tính mới (NdFe12N) là 1:12:1. Còn hàm lượng neodymium chỉ là 17% so với 27% trong thép từ tính boron (B) hiện nay có công thức hóa học là Nd2Fe14B. Thép từ tính boron (B) là loại nam châm vĩnh cửu mạnh nhất hiện nay.
Phát minh mới về nam châm vĩnh cửu làm giảm giá động cơ điện xe hybrid và EV
Thông thường, các loại nam châm vĩnh cửu sẽ bị mất từ tính nếu nhiệt độ lên đến 1 ngưỡng nhất định nào đó và sẽ phục hồi khi nhiệt độ hạ thấp. Từ tính ở loại nam châm vĩnh cửu mới này được duy trì ở mức 2000C. Đây là mức cao nhất là khi so sánh với nam châm vĩnh cửu của các rơ le nhiệt bình đun nước (1000C), ở rơ le nồi cơm điện (1200C), ở động cơ điện ô tô hiện nay (1500C). Đây là một phát minh có ý nghĩa rất lớn nhất là trong việc ứng dụng làm động cơ điện cho xe hybrid và EV-những loại động ơ thường phải hoạt động trong điều kiện vượt quá 1500C.
Kim loại đất hiếm trên thế giới hiện nay đang được cung cấp chủ yếu là từ Trung Quốc. Nhưng quốc gia này đang thực hiện chính sách hạn chế xuất khẩu đồng thời liên tục tăng thuế xuất khẩu mặt hàng đất hiếm khiến các ngành công nghiệp liên quan trên thế giới gặp khó khăn. Nam châm vĩnh cửu neodymium là loại nam châm mạnh nhất. Nó cũng là thành phần thiết yếu trong nhiều ứng dụng công nghiệp như ổ cứng máy vi tính, điện thoại thông minh, xe hybrid và turbin gió. Trước tình hình khó khăn trên, các hãng sản xuất liên quan buộc phải đẩy mạnh nghiên cứu, tìm ra giải pháp nhằm hạn chế bớt sự lệ thuộc vào đất hiếm trong sản xuất nam châm vĩnh cửu. Chính vì vậy, phát minh của Tiến sĩ Kazuhiro Hono trong thời điểm này chẳng những tạo một bước phát triển trong công nghệ xe điện mà còn tạo điều kiện cho nhiều ngành công nghiệp khác trong đó có công nghệ thông tin tạo ra được sản phẩm với giá rẻ hơn.